Tiếp nối hành trình chinh phục khám phá hành tinh trong hệ mặt trời, kính viễn vọng James Webb mang biểu tượng của NASA và ESA được thế giới vô cùng quan tâm. Giữa khoảng cách xa như vậy, kính viễn vọng James Webb đã khám phá được những gì, cấu tạo tinh vi ra sao mà được thế giới kỳ vọng như vậy? Để biết rõ hơn về cỗ máy vượt không gian mới ra mắt này, hãy cùng tham khảo ngày nội dung bài viết dưới đây!
1. Vài nét về kính viễn vọng James Webb
-
Nhiệm vụ khoa học quy mô tầm cỡ của kính viễn vọng James Webb
Sau nhiều năm mong ngóng chờ đợi, kính viễn vọng không gian mang tên James Webb đã được bay lên vũ trụ thành công thay thế kính viễn vọng Hubble tiếp tục hành trình không gian vũ trụ, mở ra một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn. Kính viễn vọng James Webb mang trong mình 2 nhiệm vụ chính: đầu tiên là cỗ máy thời gian khám phá sự hình thành vận động giai đoạn đầu của hành tinh bên ngoài vũ trụ, tiếp đó khám phá những hành tinh mới, sự sống mới, khả năng sinh tồn, phát triển sự sống trên những hành tinh này.
-
Cấu tạo gương khổng lồ, tối ưu hơn dành riêng cho kính viễn vọng James Webb
Một trong những bộ phận làm việc quan trọng nhất khi bay lên vũ trụ là gương chính của kính viễn vọng James Webb. Gương sở hữu chiều rộng lên đến 6,5 m thiết kế theo cấu trúc lồi, trong đó gồm 18 mảnh gương nhỏ hình lục giác với độ chắc chắn bền bỉ, ánh sáng phản xạ tốt hơn vì làm bằng chất liệu berili phủ vàng.
Để bảo vệ gương và các thiết bị khoa học khác hạn chế tiếp xúc với bức xạ cao từ mặt trời thì kính viễn vọng James Webb được trang bị tấm chắn dày 5 lớp phủ kín bề mặt. Do làm từ kapton, nên áo giáp bảo vệ này có khả năng chịu nhiệt tốt, ổn định lâu dài trong thời gian khám phá.
2. Kính viễn vọng James Webb và hành trình bay vào quỹ đạo vũ trụ đầy ấn tượng
Không ngoa khi nói rằng kính viễn vọng James Webb hứa hẹn sẽ mở ra kỷ nguyên mới với hành trình vượt hơn 1,5 triệu km để khám phá điều bí ẩn trong vũ trụ. Khoảng cách này xa hơn khoảng cách tới mặt trăng 4 lần và thiết bị sẽ hoạt động theo quỹ đạo mặt trời.
Thông thường các thiết bị nghiên cứu khác khi đưa vào vũ trụ sẽ chịu lực hấp dẫn của các hành tinh khác, nếu lực nào mạnh hơn sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn và sẽ mất hơn một năm để tạo nên một quỹ đạo cho mình với vị trí xa trái đất gần mặt trời. Tuy nhiên với những tính toán được đưa ra khi phóng kính vào vũ trụ, vị trí hiện tại là gần vị trí L2 – nơi có lực hấp dẫn giữa trái đất và mặt trời cân bằng nên kính viễn vọng James Webb sẽ chỉ mất 1 năm để có thể có một quỹ đạo cho riêng mình đi vào khám phá và thu thập dữ liệu gửi về trung tâm điều khiển dưới trái đất.
Với những gì kính viễn vọng James Webb đã và đang sở hữu chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào một tương lai phát hiện nhiều khám phá mới, nhiều bí mật được khai thác trong vũ trụ rộng lớn ngoài kia. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thiết bị mới đầy hứa hẹn này. Nếu muốn tìm hiểu thêm thông tin về kính viễn vọng James Webb hãy liên hệ với chúng tôi nhé!